Căn cứ pháp lý
Khái niệm đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây lâu năm được định nghĩa là một loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, được sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm.
Cụ thể, những loại đây lâu năm bao gồm:
- Cây công nghiệp lâu năm: Đây là những loại cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc sản phẩm của nó phải qua chế biến mới sử dụng được. Chẳng hạn như cây cao su, ca cao, điều, hồ tiêu, cà phê, chè, dừa…
- Cây ăn quả lâu năm: Cây ăn quả lâu năm là những loại cây có sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến. Cây ăn quả lâu năm ví dụ như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, nhãn, sầu riêng, mơ, măng cụt, vải, xoài…
- Cây dược liệu lâu năm: Đây là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu (dùng làm thuốc chữa bệnh) như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm…
- Các loại cây lâu năm khác: là các loại cây lâu năm được trồng để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (chẳng hạn như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng,…); bao gồm cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.
Đất trồng cây lâu năm có được bồi thường không?
Theo quy định tại Luật đất đai về phân loại đất theo mục đích sử dụng đất thì đất trồng cây lâu năm là một loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp được sử dụng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng và phát triển dài như ca cao, cà phê, cao su, nhãn, vải, bưởi…
Vậy khi Nhà nước thu hồi đất trồng cây lâu năm thì người sử dụng đất có được bồi thường không? Không chỉ riêng đất trồng cây lâu năm mà đối với các loại đất khác khi nhà nước thu hồi đất sẽ được bồi thường khi đáp ứng được điều kiện để được bồi thường về đất như: không phải sử dụng đất theo hình thức thuê trả tiền hàng năm, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận nhưng chưa làm thủ tục xin cấp.
Như vậy, khi hộ gia đình, cá nhân bị nhà nước thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng; phát triển kinh tế-xã hội thì nếu trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định của pháp luật thì Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất. Diện tích đất thu hồi này là phần diện tích đất được ghi nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp.
Nguyên tắc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất trồng cây lâu năm
Căn cứ vào Điều 74 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, cá nhân hộ gia đình muốn được bồi thường về đất phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai thì mới được bồi thường. Việc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất là việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi hoặc bằng tiền có giá trị theo giá cụ thể của loại đất bị thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.
Mức bồi thường đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu?
Khoản 2 Điều 74 Luật Đất đai 2013 quy định: “ Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.”.
Như vậy, giá đền bù đất nói chung và giá đất đền bù đất trồng cây lâu năm nói riêng do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Theo đó, giá đất ở mỗi địa phương sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, pháp luật cũng có những quy định để xác định giá đất cụ thể này như:
Về nguyên tắc xác định giá đất:
Theo khoản 1 Điều 112 Luật Đất đai hiện hành, việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá;
- Theo thời hạn sử dụng đất;
- Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất;
- Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.
Về trình tự, thủ tục thực hiện xác định giá đất:
Điều 16 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ Quy định về giá đất có quy định:
- Trình tự thực hiện xác định giá đất cụ thể quy định tại Điều 15 của Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
a) Xác định mục đích định giá đất cụ thể;
b) Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin về thửa đất, giá đất thị trường; áp dụng phương pháp định giá đất;
c) Xây dựng phương án giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Thẩm định phương án giá đất;
đ) Hoàn thiện dự thảo phương án giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
e) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất.
- Hồ sơ xác định giá đất cụ thể trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định gồm có:
a) Tờ trình về phương án giá đất;
b) Dự thảo phương án giá đất;
c) Báo cáo thuyết minh xây dựng phương án giá đất;
d) Văn bản thẩm định phương án giá đất.
- Việc thẩm định phương án giá đất do Hội đồng thẩm định giá đất thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất bao gồm các thành phần sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Đại diện lãnh đạo Sở Tài chính làm thường trực Hội đồng; đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất hoặc chuyên gia về giá đất và các thành viên khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Khung giá đất trồng cây lâu năm hiện nay
Điều 113 quy định về Khung giá đất như sau: “Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng. Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp.”
Như vậy, có thể kết luận được rằng khung giá đất tiêu chuẩn đối với từng loại đất giữa các vùng sẽ khác nhau. Chính phủ sẽ có vai trò trong việc điều chỉnh khung giá đất theo biến động thực tế của thị trường. Tại Phụ lục II Nghị định 96/2019/NĐ-CP quy định về khung giá đất, có quy định:
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2
Loại xãVùng kinh tế | Xã đồng bằng | Xã trung du | Xã miền núi | |||
Giá tối thiểu | Giá tối đa | Giá tối thiểu | Giá tối đa | Giá tối thiểu | Giá tối đa | |
1. Vùng trung du và miền núi phía Bắc | 25,0 | 105,0 | 20,0 | 130,0 | 10,0 | 130,0 |
2. Vùng đồng bằng sông Hồng | 42,0 | 250,0 | 38,0 | 190,0 | 32,0 | 160,0 |
3. Vùng Bắc Trung bộ | 10,0 | 125,0 | 7,0 | 95,0 | 6,0 | 85,0 |
4. Vùng duyên hải Nam Trung bộ | 15,0 | 135,0 | 10,0 | 90,0 | 8,0 | 85,0 |
5. Vùng Tây Nguyên | 5,0 | 135,0 | ||||
6. Vùng Đông Nam bộ | 15,0 | 300,0 | 12,0 | 180,0 | 10,0 | 230,0 |
7. Vùng đồng bằng sông Cửu Long | 15,0 | 250,0 |
Vùng kinh tế để xây dựng khung giá đất gồm cụ thể như sau:
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc gồm các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.
- Vùng đồng bằng sông Hồng gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình.
- Vùng Bắc Trung bộ gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
- Vùng duyên hải Nam Trung bộ gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk và Lâm Đồng.
- Vùng Đông Nam bộ gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Mức bồi thường đất trồng cây lâu năm do cơ quan nào quyết định?
Căn cứ khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai 2013, quy định việc xác định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường như sau:
“3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể.
Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp. Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.
Hội đồng thẩm định giá đất gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch và đại diện của cơ quan, tổ chức có liên quan, tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất.“
Như vậy, Giá đất cụ thể để thực hiện đền bù bồi thường được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất quyết định tại thời điểm thu hồi đất.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Dịch vụ xin Giấy phép sàn thương mại điện tử tại Hưng Yên 2023
- Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành chi tiết 2023
- Hồ sơ miễn giấy phép lao động bao gồm những giấy tờ gì?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mức bồi thường đất trồng cây lâu năm” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Hưng Yên luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là ủy quyền sử dụng logo, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Khi thu hồi đất mà có thiệt hại đối với cây trồng là cây hàng năm thì mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.
Theo khoản 1 Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp là 50 năm đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo khoản 2 Điều 129 Luật Đất đai 2013 với hạn mức giao đất trồng cây lâu năm như sau:
Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
Không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định.
Từ quy định trên, đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trồng cây lâu năm được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất với hạn mức theo quy định thì thời hạn sử dụng đất là 50 năm.
Theo khoản 1 Điều 112 Luật Đất đai hiện hành, việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá;
b) Theo thời hạn sử dụng đất;
c) Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất;
d) Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.