Luật Sư Hưng Yên
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Hưng Yên
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Hưng Yên
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Quyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệ bao gồm những quyền nào?

Thư Minh by Thư Minh
13/03/2023
in Tư vấn
0
Quyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệ

Quyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệ

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Khi bị kẹt trong đám cháy bạn cần làm gì?

Cảnh sát giao thông có được kiểm tra hàng hóa trên xe

Tổng biên chế công chức Hưng Yên là bao nhiêu?

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ
  3. Quy định pháp luật về quyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệ
  4. Quyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệ bao gồm những quyền nào?
  5. Thời hạn bảo hộ quyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệ
  6. Các giới hạn bảo hộ quyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệ
  7. Câu hỏi thường gặp

Sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề được nhà nước ta quan tâm hàng đầu hiện nay. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tạo ra sản phẩm, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp có tính mới,… các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề bảo hộ quyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệ đang dần được cơ quan lập pháp sửa đổi và hoàn thiện để hợp với thời đại. Vậy pháp luật hiện nay Quy định về quyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệ như thế nào? Quyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệ bao gồm những quyền gì? Thời hạn bảo hộ quyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệ là bao lâu? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hưng Yên để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BKHCN 2019

Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ

Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Luật Sở hữu trí tuệ), quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, gồm 3 nhóm quyền chính, chủ thể các quyền này có thể là cá nhân, tổ chức.

Trong đó, quyền tác giả và quyền liên quan được xem là hai trong số nhiều khái niệm quen thuộc, thường được nhiều người sử dụng nhất. Khoản 2, 3 Điều 4 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 định nghĩa như sau:

2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

3. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Theo đó, có thể hiểu, quyền tác giả là các quyền đối với tác phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, thể hiện dưới bất cứ hình thức nào. Quyền liên quan đến quyền tác giả là các quyền đối với cuộc biểu diễn, chương trình phát sóng, bản ghi âm, ghi hình, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Ngoài ra, một vấn đề cần lưu ý trong quyền sở hữu trí tuệ là phân biệt khái niệm chủ sở hữu và người tạo ra tài sản trí tuệ. Hai đối tượng này không phải luôn đồng nhất. Đó là trường hợp người tạo ra tài sản trí tuệ là người sáng tạo, làm ra tài sản nhưng chủ sở hữu lại là người đặt hàng, trả tiền sản xuất, thử nghiệm, thậm chí đầu tư toàn bộ trang thiết bị phục vụ hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ đó.

Quy định pháp luật về quyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệ

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 (Luật SHTT) là bộ luật hiện hành quy định và điều chỉnh các vấn đề xoay quay lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu công nghiệp. Theo quy định của luật này, quyền tác giả bao gồm quyền tài sản và quyền tài sản (Điều 18). Theo đó, quyền tài sản là quyền gắn liền với tác giả trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và được liệt kê cụ thể tại Điều 20 như sau:

  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  • Sao chép tác phẩm;
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính

Các quyền tài sản theo quy định tại Điều 20 được pháp luật bảo hộ theo thời hạn nhất định.

Quyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệ bao gồm những quyền nào?

Quyền làm tác phẩm phái sinh

Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng

Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

Quyền sao chép tác phẩm

Quyền sao chép tác phẩm là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.

Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm

Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm. Khác với nhập khẩu song song

Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác

Đây là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.

VD: đăng tải tác phẩm lên Youtube

Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính

Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.

Lưu ý, Quyền cho thuê đối với chương trình máy tính không áp dụng trong trường hợp bản thân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông hoặc các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác.

Các quyền nêu trên do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền trên phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Quyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệ
Quyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệ

Thời hạn bảo hộ quyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệ

Các quyền tài sản nêu trên có thời hạn bảo hộ như sau:

– Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

+ Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.

+ Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ theo quy định về thời hạn bảo hộ các tác phẩm còn lại

– Tác phẩm không thuộc loại hình nêu trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết.

+ Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

– Thời hạn bảo hộ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Các giới hạn bảo hộ quyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệ

Về việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ

Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật trao cho, do đó việc thực hiện các quyền này không được vi phạm lợi ích của các chủ thể khác cũng như pháp luật có liên quan. Các chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ không được lợi dụng việc thực hiện quyền của mình để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Về quyền sử dụng của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ

Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp.

Như vậy, trong một số trường hợp nhằm đảm bảo lợi ích công cộng, Nhà nước có quyền hạn chế quyền sở hữu trí tuệ của một chủ thể nào đó, hoặc buộc họ phải cho phép chủ thể khác sử dụng một hoặc một số quyền theo quy định của pháp luật. Nhà nước với tư cách là cơ quan quyền lực, tự trao cho mình quyền được hạn chế quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể khác nhằm bảo vệ một lợi ích to lớn hơn liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi Nhà nước và xã hội.

Tóm lại, pháp luật tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức những việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ phải nằm trong khuôn khổ pháp luật và không mang tính tuyệt đối.

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Dịch vụ xin Giấy phép sàn thương mại điện tử tại Hưng Yên 2023
  • Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành chi tiết 2023
  • Hồ sơ miễn giấy phép lao động bao gồm những giấy tờ gì?

Thông tin liên hệ

Luật sư Hưng Yên sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệ” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Ly hôn nhanh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ có phải tài sản chung của vợ chồng?

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật bao gồm:
Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ là tài sản riêng của một bên vợ, chồng.

Có kê biên tài sản đối với quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thương mại không?

Căn cứ Điều 25 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định kê biên, sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ như sau:
1. Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định kê biên quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của pháp nhân thương mại.
Trường hợp pháp nhân thương mại là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì quyền sở hữu trí tuệ vẫn bị kê biên.

Làm phụ đề phim nước ngoài đăng lên mạng có đang vi phạm luật sở hữu trí tuệ không?

Tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau:
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Các giới hạn bảo hộ quyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệQuy định pháp luật về quyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệQuyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệThời hạn bảo hộ quyền tài sản trong luật sở hữu trí tuệ
Share30Tweet19
Thư Minh

Thư Minh

Đề xuất cho bạn

Khi bị kẹt trong đám cháy bạn cần làm gì?

by Hương Giang
22/09/2023
0
Khi bị kẹt trong đám cháy bạn cần làm gì

Có thể nói, hỏa hoạn là một trong những tai nạn bất ngờ mà không ai có thể lường trước được. Gần đây báo đài nhắc đến rất...

Read more

Cảnh sát giao thông có được kiểm tra hàng hóa trên xe

by Hương Giang
19/09/2023
0
Cảnh sát giao thông có được kiểm tra hàng hóa trên xe

Cảnh sát giao thông là những người thực hiện nhiệm vụ điều khiển giao thông hoặc phục vụ trong một đơn vị kiểm soát giao thông hoặc đường...

Read more

Tổng biên chế công chức Hưng Yên là bao nhiêu?

by Hương Giang
18/09/2023
0
Tổng biên chế công chức Hưng Yên

Biên chế là khái niệm mà hầu như ai cũng đã từng nói khi một người nào đó trong gia đình làm việc tại cơ quan nhà nước....

Read more

Mức lương tối thiểu vùng tỉnh Hưng Yên là bao nhiêu?

by Hương Giang
14/09/2023
0
Mức lương tối thiểu vùng tỉnh Hưng Yên

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương...

Read more

Mức đóng quỹ phòng chống thiên tai của người lao động

by Hương Giang
12/09/2023
0
Mức đóng quỹ phòng chống thiên tai của người lao động

Nhằm đề cao trách nhiệm của các cá nhân trong việc chung tay với Nhà nước và cộng đồng trong phòng chống thiên tai, nhà nước đã quy...

Read more
Next Post
Hợp pháp hóa lãnh sự mất bao lâu

Hợp pháp hóa lãnh sự mất bao lâu theo quy định năm 2023?

Please login to join discussion

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.