Luật Sư Hưng Yên
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Hưng Yên
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Hưng Yên
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Thủ tục nhập hộ khẩu cho cháu ngoại tại Hưng Yên

Hương Giang by Hương Giang
22/07/2023
in Tư vấn
0
Thủ tục nhập hộ khẩu cho cháu ngoại

Thủ tục nhập hộ khẩu cho cháu ngoại

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Khi bị kẹt trong đám cháy bạn cần làm gì?

Cảnh sát giao thông có được kiểm tra hàng hóa trên xe

Tổng biên chế công chức Hưng Yên là bao nhiêu?

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Nhập hộ khẩu cho con theo ông bà được không?
  3. Hồ sơ làm thủ tục nhập hộ khẩu cho cháu ngoại tại Hưng Yên
  4. Thủ tục nhập hộ khẩu cho cháu ngoại tại Hưng Yên
  5. Câu hỏi thường gặp

Hộ khẩu là một trong những loại giấy tờ quan trọng trong vấn đề cư trú của công dân. Đây cũng là căn cứ quan trọng để xác định các vấn đề nhân thân khác của mỗi người. Nhập hộ khẩu là việc công dân đi đăng ký thông tin với cơ quan có thẩm quyền về nơi ở ổn định, lâu dài của mình, được ghi vào sổ hộ khẩu. Trong một số trường hợp, ông bà muốn nhập hộ khẩu cho cháu nhưng thắc mắc không biết thủ tục ra sao. Vậy cụ thể, thủ tục nhập hộ khẩu cho cháu ngoại tại Hưng Yên thực hiện thế nào? Nhập hộ khẩu cho con theo ông bà được không? Hồ sơ làm thủ tục nhập hộ khẩu cho cháu ngoại tại Hưng Yên gồm những gì? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hưng Yên để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định liên quan nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật cư trú năm 2020

Nhập hộ khẩu cho con theo ông bà được không?

Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lí kinh tế của đất nước. Người không có quan hệ huyết thống, có quan hệ huyết thống, không có quan hệ nuôi dưỡng với người chưa thành niên cũng có thể làm thủ tục cho người chưa thành niên nhập hộ khẩu khi có sự đồng ý của cả cha, mẹ hoặc của cha, của mẹ.

Theo quy định tại Điều 20 Luật cư trú năm 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau:

– Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.

– Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:

  • Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
  • Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
  • Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.

– Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật cư trú năm 2020, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
  • Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.

– Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;
  • Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;
  • Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;
  • Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.

– Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.

– Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;
  • Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;
  • Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.

– Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.

– Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật cư trú năm 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật cư trú năm 2020.

Như vậy theo quy định trên, người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ sẽ được quyền về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Hồ sơ làm thủ tục nhập hộ khẩu cho cháu ngoại tại Hưng Yên

Hộ khẩu là một trong những loại giấy tờ quan trọng trong vấn đề cư trú của công dân. Đây cũng là căn cứ quan trọng để xác định các vấn đề nhân thân khác của mỗi người. Trong một số trường hợp, sổ hộ khẩu sẽ có những biến động nhất định về số lượng thành viên. Có thể là thêm hoặc bớt thành viên trong hộ khẩu. Tribf một số trường hợp, ông bà muốn nhập hộ khẩu cho cháu thì phải tiến hành thủ tục nhập hộ khẩu. 

Căn cứ Điều 21 Luật Cư trú 2020, để nhập hộ khẩu vào nhà người thân cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong tờ khai đó chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, tài liệu chứng minh người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, mất khả năng điều khiển hành vi, tài liệu chứng minh người chưa thành niên, tài liệu chứng minh không còn cha mẹ (nếu thuộc các trường hợp này).

Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú để được giải quyết.

Thủ tục nhập hộ khẩu cho cháu ngoại
Thủ tục nhập hộ khẩu cho cháu ngoại

Thủ tục nhập hộ khẩu cho cháu ngoại tại Hưng Yên

 Khi có sự thay đổi chỗ ở, nhân sự hay các vấn đề liên quan đến quyền lợi như phân chia ruộng đất, nhà ở, việc làm, giấy tờ… công dân phải tiến hành thay đổi hộ khẩu. Các thủ tục có thể bao gồm: Tách, nhập, khai báo tạm trú, tạm vắng… Nhập hộ khẩu là việc công dân đi đăng ký thông tin với cơ quan có thẩm quyền về nơi ở ổn định, lâu dài của mình, được ghi vào sổ hộ khẩu.

Thủ tục nhập hộ khẩu cho cháu ngoại tại Hưng Yên như sau:

Bước 1: Chuẩn bị những hồ sơ nêu trên

Bước 2: Nộp các giấy tờ, mẫu khai nói trên tại Công an phường, xã, thị trấn nơi cư trú chung của bố, mẹ hoặc nơi cư trú của bố hoặc nơi cư trú của mẹ (trong trường hợp bố mẹ không có cùng nơi cư trú)

– Thời gian nộp hồ sơ: từ Thứ 2 đến Thứ 6 hàng tuần.

– Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra thông tin ghi trong mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (CT01), đối chiếu với các giấy tờ đã nộp nêu trên. Nếu hợp lệ thì cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của trẻ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú.

– Tối đa 7 ngày làm việc, người đi đăng ký nhập khẩu cho trẻ sẽ nhận được Thông báo kết quả giải quyết cư trú của công an phường, xã, thị trấn trong đó nêu rõ kết quả trẻ có được nhập khẩu hay không.

– Lệ phí: Việc nhập khẩu cho trẻ em hoàn toàn miễn phí.

Lưu ý:

– Nơi cư trú là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Do đó, có thể nộp hồ sơ tại nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đang tạm trú của bố mẹ hoặc của bố hoặc của mẹ đều được.

– Nếu đem theo sổ hộ khẩu thì sau khi nhập khẩu xong, công an sẽ thu lại sổ hộ khẩu.

– Công an giữ lại các bản sao, bản photo các giấy tờ đã nộp, trả lại bản chính sau khi đã kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính.

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Dịch vụ xin Giấy phép sàn thương mại điện tử tại Hưng Yên 2023
  • Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành chi tiết 2023
  • Hồ sơ miễn giấy phép lao động bao gồm những giấy tờ gì?

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thủ tục nhập hộ khẩu cho cháu ngoại” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Hưng Yên luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Tách sổ đỏ, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện để được đăng ký hiến tạng là gì?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác thì điều kiện để đăng ký hiến tạng như sau:
– Đủ 18 tuổi trở lên;
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Theo đó, điều kiện để đăng ký hiến tạng được quy định khá đơn giản nhằm khuyến khích mọi người thực hiện quyền hiến tạng của mình giúp đỡ y học và những người có nhu cầu.

Chế độ tổ chức tang lễ đối với người hiến tạng sau khi chết ra sao?

Người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác sẽ được hưởng chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài theo Điều 3 Thông tư 104/2017/TT-BTC như sau:
Theo đó, trường hợp thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác có nhu cầu tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở.
Thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác phải xuất trình với cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến giấy tờ chứng minh là thân nhân của người đã hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác để nhận chế độ tổ chức tang lễ và mai táng di hài.
Trường hợp cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến tổ chức tang lễ và mai táng được thanh toán chi phí theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở.
Như vậy, người hiến tạng sẽ được hưởng BHYT miễn phí theo quy định pháp luật ngoài ra còn được hưởng trợ cấp đối với người hiến tạng khi còn sống hoặc trợ cấp mai táng khi người hiến tạng đã mất.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Hồ sơ làm thủ tục nhập hộ khẩu cho cháu ngoại tại Hưng YênNhập hộ khẩu cho con theo ông bà được không?Thủ tục nhập hộ khẩu cho cháu ngoại
Share30Tweet19
Hương Giang

Hương Giang

Đề xuất cho bạn

Khi bị kẹt trong đám cháy bạn cần làm gì?

by Hương Giang
22/09/2023
0
Khi bị kẹt trong đám cháy bạn cần làm gì

Có thể nói, hỏa hoạn là một trong những tai nạn bất ngờ mà không ai có thể lường trước được. Gần đây báo đài nhắc đến rất...

Read more

Cảnh sát giao thông có được kiểm tra hàng hóa trên xe

by Hương Giang
19/09/2023
0
Cảnh sát giao thông có được kiểm tra hàng hóa trên xe

Cảnh sát giao thông là những người thực hiện nhiệm vụ điều khiển giao thông hoặc phục vụ trong một đơn vị kiểm soát giao thông hoặc đường...

Read more

Tổng biên chế công chức Hưng Yên là bao nhiêu?

by Hương Giang
18/09/2023
0
Tổng biên chế công chức Hưng Yên

Biên chế là khái niệm mà hầu như ai cũng đã từng nói khi một người nào đó trong gia đình làm việc tại cơ quan nhà nước....

Read more

Mức lương tối thiểu vùng tỉnh Hưng Yên là bao nhiêu?

by Hương Giang
14/09/2023
0
Mức lương tối thiểu vùng tỉnh Hưng Yên

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương...

Read more

Mức đóng quỹ phòng chống thiên tai của người lao động

by Hương Giang
12/09/2023
0
Mức đóng quỹ phòng chống thiên tai của người lao động

Nhằm đề cao trách nhiệm của các cá nhân trong việc chung tay với Nhà nước và cộng đồng trong phòng chống thiên tai, nhà nước đã quy...

Read more
Next Post
Tách sổ hộ khẩu cần những gì

Tách sổ hộ khẩu cần những gì tại Hưng Yên?

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.