Luật Sư Hưng Yên
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Hưng Yên
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Hưng Yên
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường bị phạt như thế nào?

Ly Trà by Ly Trà
14/11/2022
in Tư vấn
0
Chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường bị phạt như thế nào?

Chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường bị phạt như thế nào?

75
SHARES
1.3k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế tại Hưng Yên

Thủ tục gia hạn chủ trương đầu tư tại Hưng Yên

Quy định về giấy phép xây dựng chung cư mini tại Hưng Yên

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
  3. Chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường bị phạt như thế nào?
  4. Mức phạt hộ cá nhân không thực hiện xử lý nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm
  5. Thông tin liên hệ
  6. Câu hỏi thường gặp

Ở một số địa phương, tồn tại một số những trang trại nuôi heo có quy mô trung bình cho đến lớn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Cơ quan có thẩm quyền đã xử lý một số trường hợp chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường. Vậy, Chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường bị phạt như thế nào? Đây cũng là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, do đó hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hưng Yên để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé, hy vọng có thể giúp ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo vệ môi trường 2020
  • Nghị định 45/2022/NĐ-CP
  • Nghị định 14/2021/NĐ-CP

Quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

Căn cứ theo Điều 61 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp như sau:

“Điều 61. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón trong sản xuất nông nghiệp phải thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y có độc tính cao, bền vững, lan truyền, tích tụ trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người phải được đăng ký, kiểm kê, kiểm soát, quản lý thông tin, đánh giá, quản lý rủi ro và xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã hết hạn sử dụng phải được quản lý theo quy định của pháp luật có liên quan. Bao bì đựng phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi sau khi sử dụng, bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải. Bùn nạo vét từ kênh, mương, công trình thủy lợi phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế và quản lý theo quy định của pháp luật. Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.

4. Phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu, sản xuất phân bón, sản xuất năng lượng hoặc phải được xử lý theo quy định; không đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng gây ô nhiễm môi trường.

5. Việc sử dụng chất thải từ hoạt động chăn nuôi để làm phân bón hữu cơ, nước tưới cây hoặc mục đích khác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ.

6. Nhà nước có chính sách khuyến khích đổi mới mô hình, phương pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tiết kiệm nước, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học và sản phẩm xử lý môi trường trong nông nghiệp; phát triển mô hình nông nghiệp thân thiện môi trường.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức quản lý bùn nạo vét từ kênh, mương và công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường bị phạt như thế nào?

Tại Khoản 3, Khoản 8, Khoản 9 Điều 24 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định xử phạt Chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường như sau:

“3. Đối với hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường;

b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 lần đến dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 lần đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường;

c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với thông số môi trường thông thường.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 3, khoản 5, khoản 7 Điều này;

d) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản này từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 3, khoản 5 và khoản 7 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định, thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.“

Theo đó, tùy thuộc vào hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh mà cá nhân, hộ gia đình chăn nuôi heo có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.

Ngoài ra, có thể sẽ áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên.

Chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường bị phạt như thế nào?
Chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường bị phạt như thế nào?

Mức phạt hộ cá nhân không thực hiện xử lý nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm

Căn cứ Điều 31 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi trang trại như sau:

“Điều 31. Vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi nông hộ

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.“

Như vậy, cá nhân không thực hiện xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến người xung quanh sẽ bị phạt từ tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Lưu ý: mức phạt tiền nói trên là mức phạt tiền đối với cá nhân, đối với mức phạt tiền của tổ chức sẽ gấp 2 lần mức phạt của cá nhân (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP).

Thông tin liên hệ

Luật sư Hưng Yên sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường bị phạt như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm …. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

  • Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt như thế nào?
  • Luật an toàn thực phẩm mới nhất 2022 có gì đáng chú ý?
  • Điều kiện cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước năm 2022

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm về chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường?

Theo quy định tại 44 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP,  chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Trưởng công an các cấp; Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Chăn nuôi; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y… đều có thẩm quyền lập biên bản vi phạm và ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm xử lý chất thải trong chăn nuôi.

Hộ gia đình thực hiện hoạt động chăn nuôi có những quyền và nghĩa vụ nào?

Căn cứ vào Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018 quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chăn nuôi như sau:
“Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chăn nuôi
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có quyền sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật;
b) Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi;
c) Được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi;
d) Quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
b) Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
c) Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.”

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường bị phạt như thế nào?Mức phạt hộ cá nhân không thực hiện xử lý nước thải chăn nuôi gây ô nhiễmQuy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
Share30Tweet19
Ly Trà

Ly Trà

Đề xuất cho bạn

Thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế tại Hưng Yên

by Hương Giang
02/10/2023
0
Thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế

Trong thời buổi công nghệ số phát triển như hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều quảng cáo về trang thiết bị y...

Read more

Thủ tục gia hạn chủ trương đầu tư tại Hưng Yên

by Hương Giang
28/09/2023
0
Thủ tục gia hạn chủ trương đầu tư

Hàng loại các dự án, các chủ trương đầu tư đã và đang được nhà nước ta ra sức đẩy mạnh thực thi trong bối cảnh hội nhập...

Read more

Quy định về giấy phép xây dựng chung cư mini tại Hưng Yên

by Hương Giang
26/09/2023
0
Giấy phép xây dựng chung cư mini

Có thể nói, tại các thành phố lớn tập trung đông đúc dân cư thì giá cả của đất đai thường rất đắt đỏ. Đối với những cá...

Read more

Quy định về đồng tác giả hiện nay như thế nào?

by Hương Giang
25/09/2023
0
Quy định về đồng tác giả

Hiện nay, các vấn đề liên quan đến bản quyền tác giả, tác phẩm đang được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải mọi tác phẩm...

Read more

Khi bị kẹt trong đám cháy bạn cần làm gì?

by Hương Giang
22/09/2023
0
Khi bị kẹt trong đám cháy bạn cần làm gì

Có thể nói, hỏa hoạn là một trong những tai nạn bất ngờ mà không ai có thể lường trước được. Gần đây báo đài nhắc đến rất...

Read more
Next Post
Hàng hóa nào chịu thuế VAT 0% theo quy định năm 2022?

Hàng hóa nào chịu thuế VAT 0% theo quy định năm 2022?

Please login to join discussion

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.