Luật Sư Hưng Yên
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Hưng Yên
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Hưng Yên
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ hợp nhất

Thư Minh by Thư Minh
22/02/2023
in Tư vấn
0
Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ

Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế tại Hưng Yên

Thủ tục gia hạn chủ trương đầu tư tại Hưng Yên

Quy định về giấy phép xây dựng chung cư mini tại Hưng Yên

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Thuộc tính Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ hợp nhất
  3. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ hợp nhất
  4. Quy định về căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ theo Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ
  5. Nội dung giám định sở hữu trí tuệ được quy định ra sao theo Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ?
  6. Các biện pháp xử lý hàng hóa xâm phạm theo Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ
  7. Tải về Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ hợp nhất
  8. Câu hỏi thường gặp

Quy luật của xã hội là vận động và không ngững phát triển, đổi mới. Do đó, để bắt kịp với xu thế này, các nhà lập pháp đã và đang không ngừng cải cách các văn bản quy phạm pháp luật qua từng giai đoạn. Những nghị định, thông tư được ban hành ở giai đoạn sau sẽ sửa đổi, bổ sung cho thiếu sót của những nghị định, thông tư trước đây. Chính vì vậy mà nhiều văn bản hợp nhất các quy định pháp luật được ra đời để dễ dàng hơn cho người đọc. Vậy hiện nay, Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ hợp nhất gồm những nội dung cơ bản nào? Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ hợp nhất được quy định ra sao? Nội dung giám định sở hữu trí tuệ được quy định thế nào theo Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hưng Yên để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BKHCN 2019

Thuộc tính Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ hợp nhất

Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BKHCN 2019 Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ

Số hiệu:04/VBHN-BKHCNLoại văn bản:Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành:Bộ Khoa học và Công nghệNgười ký:Phạm Công Tạc
Ngày ban hành:18/01/2019Ngày hợp nhất:Đã biết
Ngày công báo:Đã biếtSố công báo:Đã biết
Tình trạng:Đã biết

Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ hợp nhất

Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về việc xác định hành vi xâm phạm, tính chất và mức độ xâmphạm quyền sở hữu trí tuệ, xác định thiệt hại, yêu cầu và giải quyết yêu cầu xử lý xâm phạm, xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, giám định sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ hoặc có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Quy định về căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ theo Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ

Quy định về căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ theo Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ hợp nhất như sau:

  1. Việc xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định tại Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ.
  2. Đối với các loại quyền sở hữu trí tuệ đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, đối tượng được bảo hộ được xác định theo giấy chứng nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ và các tài liệu kèm theo giấy chứng nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ đó.
  3. Đối với quyền tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì các quyền này được xác định trên cơ sở bản gốc tác phẩm, bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và các tài liệu liên quan (nếu có).

Trong trường hợp bản gốc tác phẩm, bản định hình đầu tiên của cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và các tài liệu liên quan không còn tồn tại, quyền tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng được xem là có thực trên cơ sở các thông tin về tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng và về đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan tương ứng, được thể hiện thông thường trên các bản sao được công bố hợp pháp.

  1. Đối với tên thương mại, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở quá trình sử dụng, lĩnh vực và lãnh thổ sử dụng tên thương mại đó.
  2. Đối với bí mật kinh doanh, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu thể hiện nội dung, bản chất của bí mật kinh doanh và thuyết minh, mô tả về biện pháp bảo mật tương ứng.
  3. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ thể hiện sự nổi tiếng của nhãn hiệu theo các tiêu chí quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Nội dung giám định sở hữu trí tuệ được quy định ra sao theo Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ?

Nội dung và lĩnh vực giám định sở hữu trí tuệ

1.Giám định sở hữu trí tuệ bao gồm các nội dung sau đây:

a) Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này;

b) Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không theo quy định tại khoản 2 Điều 5 và các điều từ Điều 7 đến Điều 14 của Nghị định này;

c) Xác định có hay không sự trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ;

d) Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ, xác định giá trị thiệt hại.

  1. Giám định sở hữu trí tuệ bao gồm các lĩnh vực sau đây:
Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ
Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ

a) Giám định về quyền tác giả và quyền liên quan;

b) Giám định về quyền sở hữu công nghiệp;

c) Giám định về quyền đối với giống cây trồng.

  1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về hoạt động giám định sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này thuộc phạm vi quản lý của mình.

Thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ và quyền yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ

  1. Cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ gồm các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xử lý xâm phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ.
  2. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ bao gồm:

a) Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

b) Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ;

c) Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ.

  1. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định quy định tại khoản 2 Điều này có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác yêu cầu tổ chức giám định sở hữu trí tuệ, người giám định sở hữu trí tuệ thực hiện giám định.

Các biện pháp xử lý hàng hóa xâm phạm theo Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ

Các biện pháp xử lý hàng hóa xâm phạm theo Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ bao gồm:

  1. Đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó thì cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm áp dụng một trong các biện pháp sau đây:

a) Phân phối không nhằm mục đích thương mại hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này;

b) Tiêu hủy theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này;

c) Buộc chủ hàng, người vận chuyển, người tàng trữ loại bỏ các yếu tố xâm phạm và đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh là hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu, tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu; nếu không loại bỏ được yếu tố xâm phạm khỏi hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó thì áp dụng biện pháp thích hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Đối với hàng hóa nhập khẩu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu thì tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan xử lý xâm phạm áp dụng biện pháp buộc loại bỏ yếu tố xâm phạm và biện pháp thích hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

  1. Đối với hàng hóa xâm phạm mà không phải là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó, thì cơ quan xử lý xâm phạm áp dụng các biện pháp buộc chủ hàng, người vận chuyển, người tàng trữ hàng hóa loại bỏ yếu tố xâm phạm khỏi hàng hóa và áp dụng các biện pháp thích hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa xâm phạm mà không phải là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó, thì cơ quan xử lý xâm phạm áp dụng biện pháp thích hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

  1. Nguyên liệu, vật liệu, phương tiện có chức năng duy nhất nhằm tạo ra, khai thác thương mại hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, hàng hóa xâm phạm hoặc thực tế chỉ được sử dụng duy nhất cho mục đích đó thì bị coi là nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, hàng hóa xâm phạm.
  2. Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan xử lý xâm phạm quyết định áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này hoặc biện pháp khác, nếu xét thấy thích hợp. Trong quá trình ra quyết định xử lý xâm phạm cơ quan xử lý có thể xem xét đề nghị của các bên liên quan về việc xử lý xâm phạm.

Tải về Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ hợp nhất

Bạn có thể tham khảo và tải về Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ hợp nhất tại đây:

Tải về Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ hợp nhất

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Dịch vụ xin Giấy phép sàn thương mại điện tử tại Hưng Yên 2023
  • Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành chi tiết 2023
  • Hồ sơ miễn giấy phép lao động bao gồm những giấy tờ gì?

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ” . Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư Hưng Yên với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như thủ tục tạm ngưng hoạt động công ty. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế theo Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ được quy định ra sao?

Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
a) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
b) Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
c) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.
Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế là phạm vi bảo hộ sáng chế được xác định theo Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Nghĩa vụ của tổ chức giám định sở hữu trí tuệ là gì?

Tổ chức giám định sở hữu trí tuệ có các nghĩa vụ sau đây:
a) Hoạt động theo đúng lĩnh vực giám định ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;
b) Bảo quản, lưu trữ các tài liệu, hồ sơ liên quan đến vụ việc giám định;
c) Giữ bí mật các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu hoặc trưng cầu giám định và phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Biện pháp buộc tiêu hủy đối với hàng hóa xâm phạm được quy định thế nào?

Biện pháp buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, hàng hóa xâm phạm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó được áp dụng trong trường hợp không hội đủ các điều kiện để áp dụng biện pháp buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mạiquy định tại Điều 30 của Nghị định này. Cụ thể, Việc buộc phân phối hoặc buộc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, hàng hóa xâm phạm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa có giá trị sử dụng;
b) Yếu tố xâm phạm đã được loại bỏ khỏi hàng hóa;
c) Việc phân phối, sử dụng không nhằm thu lợi nhuận và không ảnh hưởng một cách bất hợp lý tới việc khai thác bình thường quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, trong đó ưu tiên mục đích nhân đạo, từ thiện hoặc phục vụ lợi ích xã hội;
d) Người được phân phối, tiếp nhận để sử dụng không phải là khách hàng tiềm năng của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệPhạm vi và đối tượng điều chỉnh của Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ hợp nhất
Share30Tweet19
Thư Minh

Thư Minh

Đề xuất cho bạn

Thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế tại Hưng Yên

by Hương Giang
02/10/2023
0
Thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế

Trong thời buổi công nghệ số phát triển như hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều quảng cáo về trang thiết bị y...

Read more

Thủ tục gia hạn chủ trương đầu tư tại Hưng Yên

by Hương Giang
28/09/2023
0
Thủ tục gia hạn chủ trương đầu tư

Hàng loại các dự án, các chủ trương đầu tư đã và đang được nhà nước ta ra sức đẩy mạnh thực thi trong bối cảnh hội nhập...

Read more

Quy định về giấy phép xây dựng chung cư mini tại Hưng Yên

by Hương Giang
26/09/2023
0
Giấy phép xây dựng chung cư mini

Có thể nói, tại các thành phố lớn tập trung đông đúc dân cư thì giá cả của đất đai thường rất đắt đỏ. Đối với những cá...

Read more

Quy định về đồng tác giả hiện nay như thế nào?

by Hương Giang
25/09/2023
0
Quy định về đồng tác giả

Hiện nay, các vấn đề liên quan đến bản quyền tác giả, tác phẩm đang được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải mọi tác phẩm...

Read more

Khi bị kẹt trong đám cháy bạn cần làm gì?

by Hương Giang
22/09/2023
0
Khi bị kẹt trong đám cháy bạn cần làm gì

Có thể nói, hỏa hoạn là một trong những tai nạn bất ngờ mà không ai có thể lường trước được. Gần đây báo đài nhắc đến rất...

Read more
Next Post
Định cư nước ngoài có được hưởng thừa kế đất đai không

Định cư nước ngoài có được hưởng thừa kế đất đai không?

Please login to join discussion

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.