Luật Sư Hưng Yên
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Hưng Yên
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Hưng Yên
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Ai có thể trở thành người giám hộ cho con chưa thành niên 2022?

Ly Trà by Ly Trà
16/11/2022
in Tư vấn
0
Ai có thể trở thành người giám hộ cho con chưa thành niên 2022?

Ai có thể trở thành người giám hộ cho con chưa thành niên 2022?

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Khi bị kẹt trong đám cháy bạn cần làm gì?

Cảnh sát giao thông có được kiểm tra hàng hóa trên xe

Tổng biên chế công chức Hưng Yên là bao nhiêu?

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Những đối tượng nào thuộc trường hợp cần có người giám hộ?
  3. Người chưa thành niên là ai?
  4. Ai có thể trở thành người giám hộ cho con chưa thành niên?
  5. Người giám hộ của người chưa thành niên phải đáp ứng được những điều kiện nào?
  6. Thông tin liên hệ
  7. Câu hỏi thường gặp

Một số trẻ em chưa thành niên hiện nay đang rất cần người giám hộ trong cuộc sống thường ngày. Pháp luật hiện nay đã quy định về việc ai trở thành người giám hộ cho con chưa thành niên. Vậy, trẻ chưa thành niên khi nào cần người giám hộ? Ai có thể trở thành người giám hộ cho con chưa thành niên? Đây cũng là thắc mắc cũng như lo lắng của nhiều người đối với những đứa trẻ chưa thành niên. Để giải đáp thắc mắc về vấn dề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư Hưng Yên nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015

Những đối tượng nào thuộc trường hợp cần có người giám hộ?

Căn cứ theo Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người được giám hộ như sau:

“Điều 47. Người được giám hộ

1. Người được giám hộ bao gồm:

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

c) Người mất năng lực hành vi dân sự;

d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.”

Từ quy định trên thì đối tượng cần có người giám hộ là người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, me; người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự,…và một số trường hợp khác theo quy định trên.

Người chưa thành niên là ai?

Người chưa thành niên được định nghĩa tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.“

Do đó, chỉ cần là người dưới 18 tuổi thì đều được xác định là người chưa thành niên. Ngoài ra, việc thực hiện các giao dịch liên quan đến người chưa thành niên thì khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự quy định như sau:

– Với người chưa đủ 06 tuổi: Người đại diện theo pháp luật thực hiện.

– Với người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: Người đại diện theo pháp luật đồng ý trừ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp lứa tuổi.

– Với người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi: Tự minh thực hiện trừ giao dịch liên quan bất động sản, động sản phải đăng ký, giao dịch khác.

Như vậy, người chưa thành niên theo quy định là người chưa đủ 18 tuổi và tuỳ vào từng độ tuổi khác nhau thì người chưa thành niên có thể tự thực hiện hoặc cần sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật hoặc do người đại diện pháp luật thực hiện.

Ai có thể trở thành người giám hộ cho con chưa thành niên 2022?
Ai có thể trở thành người giám hộ cho con chưa thành niên 2022?

Ai có thể trở thành người giám hộ cho con chưa thành niên?

Không phải người chưa thành niên nào cũng được giám hộ mà chỉ người được quy định tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự năm 2015 như:

– Không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ.

– Có cha, mẹ nhưng cha mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự.
  • Cha mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
  • Cha mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  • Cha mẹ đều bị Toà án tuyên bố hạn chế quyền với con.
  • Cha mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con, có yêu cầu người giám hộ.

Theo khoản 1 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015, cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên. Do đó, con chưa thành niên sẽ do cha mẹ làm người đại diện theo pháp luật và chỉ trong các trường hợp nêu trên thì mới cần người giám hộ.

Và người giám hộ trong các trường hợp này được nêu tại Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 theo thứ tự sau đây:

“Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:

1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.”

Theo đó, người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật dân sự 2015 được xác định theo thứ tự:

– Hàng 1: Anh ruột (anh cả) hoặc chị ruột (chị cả).

– Hàng 2: Nếu những người ưu tiên ở trên (anh ruột/chị ruột cả) không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người anh/chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thoả thuận người anh/chị ruột khác làm người giám hộ.

– Hàng 3: Nếu không có anh/chị ruột thì người giám hộ sẽ là: Ông bà nội; ông bà ngoại hoặc những người này sẽ thoả thuận cử ra một hoặc một số người trong số này làm người giám hộ.

– Hàng 4: Bác/chú/cậu/cô/dì ruột nếu không có những đối tượng nêu trên.

Người giám hộ của người chưa thành niên phải đáp ứng được những điều kiện nào?

Căn cứ Điều 48 và Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giám hộ như sau:

“Điều 48. Người giám hộ

1. Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ.

2. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

3. Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.

Điều 49. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ

Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.”

Theo đó, người làm giám hộ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. Ngoài ra, người giám hộ không được là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác hoặc người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư Hưng Yên về Quy định “Ai có thể trở thành người giám hộ cho con chưa thành niên 2022?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là hợp đồng thuê nhà ở thương mại…. có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư Hưng Yên để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

  • Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi là bao nhiêu năm 2022?
  • Có thể đổi quê quán của con trong khai sinh được không 2022?
  • Dịch vụ thay đổi họ tên con sau khi ly hôn tại Hưng Yên năm 2022

Câu hỏi thường gặp

Người giám hộ của người chưa đủ mười lăm tuổi có những nghĩa vụ gì?

Tại Điều 55 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi như sau:
“Điều 55. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi
1. Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
3. Quản lý tài sản của người được giám hộ.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.”
Theo đó, nếu trở thành người giám hộ của người chưa đủ mười lăm tuổi thì người giám hộ có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục; thực hiện đại diên trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Ngoài ra còn phải quản lý tài sản; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bé.

Người giám hộ của con chưa thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Theo đó, người giám hộ của con chưa thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ đương nhiên thực hiện theo quy định trên.”

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Ai có thể trở thành người giám hộ cho con chưa thành niên?Người chưa thành niên là ai?Người giám hộ của người chưa thành niên phải đáp ứng được những điều kiện nào?Những đối tượng nào thuộc trường hợp cần có người giám hộ?
Share30Tweet19
Ly Trà

Ly Trà

Đề xuất cho bạn

Khi bị kẹt trong đám cháy bạn cần làm gì?

by Hương Giang
22/09/2023
0
Khi bị kẹt trong đám cháy bạn cần làm gì

Có thể nói, hỏa hoạn là một trong những tai nạn bất ngờ mà không ai có thể lường trước được. Gần đây báo đài nhắc đến rất...

Read more

Cảnh sát giao thông có được kiểm tra hàng hóa trên xe

by Hương Giang
19/09/2023
0
Cảnh sát giao thông có được kiểm tra hàng hóa trên xe

Cảnh sát giao thông là những người thực hiện nhiệm vụ điều khiển giao thông hoặc phục vụ trong một đơn vị kiểm soát giao thông hoặc đường...

Read more

Tổng biên chế công chức Hưng Yên là bao nhiêu?

by Hương Giang
18/09/2023
0
Tổng biên chế công chức Hưng Yên

Biên chế là khái niệm mà hầu như ai cũng đã từng nói khi một người nào đó trong gia đình làm việc tại cơ quan nhà nước....

Read more

Mức lương tối thiểu vùng tỉnh Hưng Yên là bao nhiêu?

by Hương Giang
14/09/2023
0
Mức lương tối thiểu vùng tỉnh Hưng Yên

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương...

Read more

Mức đóng quỹ phòng chống thiên tai của người lao động

by Hương Giang
12/09/2023
0
Mức đóng quỹ phòng chống thiên tai của người lao động

Nhằm đề cao trách nhiệm của các cá nhân trong việc chung tay với Nhà nước và cộng đồng trong phòng chống thiên tai, nhà nước đã quy...

Read more
Next Post
Chia tài sản khi hủy kết hôn trái pháp luật như thế nào 2022?

Chia tài sản khi hủy kết hôn trái pháp luật như thế nào 2022?

Please login to join discussion

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.